TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Thứ 3 ngày 13 tháng 04 năm 2021Lượt xem: 10542

Bệnh nhân nữ 17 tuổi bị ... Đột quỵ não!

 

Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp lúc 2h sáng, bác sĩ chẩn đoán nhồi máu não giờ thứ ba.

Tiến sĩ, bác sĩ Phùng Đức Lâm, Phó Khoa Thần kinh, ngày 13/4 chia sẻ: "Đây là một trong những bệnh nhân điều trị tại khoa để lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc khó quên". Bác sĩ Lâm cho biết thiếu nữ mắc lupus ban đỏ hệ thống 12 năm nay, đang điều trị theo phác đồ. Đây là bệnh tự miễn, gây biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể. "Lupus ban đỏ là một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não cho bệnh nhân này", bác sĩ nhận định.

Đột quỵ não còn gọi tai biến mạch máu não, là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến cho vùng não đó thiếu oxy và dinh dưỡng. Mỗi phút đột quỵ trôi qua, có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Nếu vùng tế bào não tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác...

(Hình ảnh bác sĩ thăm khám bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp hiện tại đã áp dụng từ lâu kỹ thuật dùng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch (rTPA) cho những bệnh nhân nhồi máu não đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4,5 giờ sau khi bị đột quỵ) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ). Trường hợp đột quỵ chảy máu não, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật lấy máu tụ, kẹp túi phình, phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng mạch máu não (nếu có), tùy tình trạng từng bệnh nhân.

ktk@vn  trích nguồn vnexpress


1. Khám ý thức.